Vài dòng về ngôn ngữ

Những vùng đất có hệ ngôn ngữ phong phú nhất còn tồn tại và phát triển là Châu Mỹ và các đảo ở Thái Bình Dương. Nghịch lý nhất là lãnh thổ của các sắc dân bản địa đó lại bị các quốc gia “ văn minh” gọi là vùng đất “tìm được” ví dụ như Christophe Colombo tìm ra châu Mỹ.
Ngược lại các quốc gia hiện nay gọi là văn minh thì thường dùng chữ viết và ngôn ngữ của người khác.
Trong khi văn hóa là đa dạng thì văn minh tuy không là nhất thể nhưng cũng có khuynh hướng tiến đến cái chung.
Tiếng Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp và La Tinh đều thuộc ngữ hệ Ý, trong đó đều có nguồn gốc là tiếng La Tinh. Khi đế quốc La Mã sụp đổ thì tiếng La Tinh lùi dần về chỉ còn sử dụng trong giới quí tộc, nhà thờ và giáo hội Roma. Tuy nhiên các danh từ khoa học, triết học,..vẫn được sử dụng trong hầu hết các ngôn ngữ phương Tây. Chữ Quốc ngữ Việt hiện nay dùng hệ đọc viết của nhóm này để diễn đạt tiếng nói của mình.(Chữ Nôm là sự kết hợp giữa tượng thanh và tượng hình sẽ nói ở bên dưới).
Tiếng Anh và tiếng Hà Lan có nguồn gốc là tiếng Đức nhưng cũng có 75% từ gốc La Tinh. Nguyên thủy tiếng Đức là tiếng dân tộc, dân gian ( Còn tiếng La Tinh là của trường học và những người có học ). Việc hình thành tiếng Anh là từ người German di cư, người Viking xâm lăng, người Pháp và pha trộn với ngôn ngữ của người bản địa mà thành. Do quá trình hình thành và phát triển phức tạp nên đây là các thứ tiếng rất thiếu chuẩn mực, cùng một nguyên âm nhưng mỗi lúc đọc mỗi khác.
Tiếng Hy Lạp là ngôn ngữ thứ hai của đế quốc La Mã chủ yếu sử dụng ở Đông La Mã. Ngày nay chỉ còn sử dụng ở cộng đồng người Hy Lạp và nước Hy Lạp. Tuy nhiên nhiều từ khoa học kỹ thuật của các ngôn ngữ Âu châu hiện nay cũng có nguồn gốc Hy Lạp.
Thật ra các chữ tượng thanh có lịch sử lâu đời đều bắt nguồn từ các chữ tượng hình, dần dần người ta thấy rằng không thể diễn tả hết tất cả mọi thứ bằng từng chữ riêng biệt nên người ta chỉ dùng lại một số chữ để tượng thanh và ghép vần nhằm tạo ra tất cả các chữ mà miệng người ta phát âm ra.  Đầu tiên để diễn tả ý nghĩa con bò người ta sáng tạo chữ tượng hình Hy Lạp bằng cách vẽ cái đầu con bò. Sau đó ý nghĩa của con bò được bỏ đi và chỉ sử dụng âm của nó và hình thành chữ alpha (α) trong mẩu tự Hy Lạp. Tương tự, ta sẽ có các chữ beta (β ) và gamma (γ)…( Nên bây giờ ta có từ “alphabet” để chỉ các mẩu tự). Sau đó biến đổi thành các mẫu tự A,B, C,… ngày nay. Và các mẫu tự này dùng ghép vần với nhau để tạo nên các thứ chữ cho các loại ngôn ngữ khác nhau.
Chữ số Ấn cổ là nguồn gốc của nhiều thứ chữ số khác:
Hảy xem chữ số Ấn:

Sau đó truyền sang khối Ả Rập rồi vào phương Tây và hình thành nên chữ số hiện nay ta đang dùng.
Đi về phương Đông thì nó biến đổi như thế này:

Và biến đổi thành chữ số Hán tự hiện nay.
Khu vực Trung Á, một phần Đông Âu và Tây Bắc Trung Quốc thì ngôn ngữ điển hình nhất là tiếng Mông Cổ và Thổ Nhĩ Kỳ. Các nhà ngôn ngữ còn tranh cãi về việc có xếp tiếng Triều Tiên và Nhật Bản vào hệ ngôn ngữ này hay không. Tuy nhiên tại Hàn Quốc thì người ta tự cho mình là có nguồn gốc Mông Cổ và dẫn chứng bằng tỷ lệ cao có dấu hiệu bớt xanh ở mông trẻ em mà y tế thế giới gọi là dấu hiệu Mông Cổ.
Miền Nam TQ gồm các tỉnh Hồ Nam, Hồ Bắc, Tứ Xuyên, Vân Nam, Quảng Tây và đảo Hải Nam, một vùng rộng lớn giữa sông Dương Tử và Mê Kông là khu vực tiếng nói của người H’Mong. Đây là loại tiếng nói đơn âm và đa thanh điệu.
Hệ ngôn ngữ Nam Á gồm 168 thứ tiếng chủ yếu là 3 thứ tiếng còn có địa vị là tiếng Môn ( Đông Bắc Ấn, Bangladesh, Myanmar), tiếng Khmer ( Cambodia) và tiếngViệt.
Tiếng Việt có sử dụng nhiều từ thuộc vốn từ vựng của tiếng Thái và tiếng Trung. Sự vay mượn chữ Hán xuất phát từ những người hiếm hoi có đi học và được trọng vọng trong chế độ phong kiến ngày xưa và khi sử dụng được gọi là nói chữ, là xổ Nho ( giống như ngày nay nhiều người chúng ta vẫn chêm nhiều từ tiếng Anh trong công việc và sinh hoạt hàng ngày). Thực chất những ông đồ đó lại không nói được tiếng Trung, không giao tiếp được với người Hán mà chỉ biết nói chữ ( Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy). Điều đó cũng giống như việc học chữ Anh, chỉ học văn phạm mà không luyện giao tiếp thì chẳng thể nào nói được. Cần nhấn mạnh rằng, trong suốt lịch sử của mình, người Việt chưa bao giờ sử dụng tiếng Hán để giao tiếp.
Tiếng Việt là ngôn ngữ dùng trong sinh hoạt giao tiếp của người dân từ khi lập quốc. Những từ Hán Việt là từ Hán đọc theo cách, ngữ âm của người Việt (Giống như người Nhật có Kanji đối với từ gốc Hán và Katakana đối với từ gốc nước ngoài khác ). Từ Hán Việt trong chuyên môn có thể lên tới 75%, trong văn tiểu thuyết thì chỉ còn 13%, trong kịch nói còn 9% và trong ngôn ngữ hàng ngày thì thấp hơn.
Trong thời kỳ Bắc thuộc thì sách vở, bia đá bị tiêu hủy, trí thức bị tàn sát hoặc bắt đi nên người Việt không còn chữ viết và phải dùng Hán tự. Nhưng chữ Hán không đủ để diễn tả tên, khái niệm,..của tiếng Việt nên chữ Nôm ra đời. Chữ Nôm là chữ có cách đọc theo tiếng Việt nhưng dùng chữ Hán ghép gồm yếu tố diễn tả nghĩa và yếu tố diễn tả âm nên người Trung Quốc không đọc được, thậm chí nhiều từ tiếng Nôm không thể dịch ra tiếng Hán được. Đây là một loại chữ viết có ý nghĩa là tượng thanh nhưng hình thức tượng hình nên chưa thoát ra được cơ sở tượng hình.
Chữ Hàn hiện nay thì đúng là chữ tượng thanh (dù thoạt nhìn nhiều người nghĩ là loại chữ tượng hình như chữ Hán). Đây là niềm tự hào của người Hàn và trong những ngày lễ kỷ niệm trong năm của họ có Ngày Chữ Viết.
Một trường hợp khá đặc biệt là Ai Cập. Từng là một trong những cái nôi của văn minh nhân loại, hiện tại chữ viết vẫn tồn tại, di tích, bia đá, lăng tẩm,..vẫn tồn tại, nhưng chữ viết ấy chỉ dùng cho mục đích du lịch, như viết thư pháp, dùng trong các tranh vẽ..để bán cho du khách. Hiện nay Ai Cập dùng chữ và tiếng Ả Rập !

Ưu điểm của tiếng và chữ Việt hiện nay là nói thế nào thì viết thế ấy, nói được thì viết được, và chữ Việt đáp ứng được đầy đủ các từ của người Việt ( Số từ của tiếng Việt gấp 3 lần số từ của tiếng Hoa).
Trong quá trình phát triển ngôn ngữ, các dân tộc trên thế giới thấy rằng không thể diễn tả hết tất cả mọi thứ bằng từng chữ riêng biệt nên người ta chỉ dùng lại một số chữ hạn chế tượng trưng để tượng thanh và ghép vần để tạo ra tất cả các chữ mà miệng người ta phát âm ra. Khi đó chữ viết tượng thanh văn minh hơn được hình thành bằng cách ghép vần. Duy chữ Hán vẫn lạc hậu nhưng lại có lợi thế của sự lạc hậu: Khi thôn tính dân tộc khác và nước khác, họ áp đặt chữ viết tượng hình chung (độc lập với tiếng nói) nên dù tiếng nói khác nhau nhưng hiểu nhau qua chữ viết ( Bút đàm).

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chữ Mường

Hoài niệm lịch sử